Thành phần dinh dưỡng và hoá học Ổi

Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza, rhamnoza, galactoza...; rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit hữu cơ.[4]

Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam.[5] Quả ổi cũng giàu pectin.[6]

Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15 %cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 –60 mg% vitamin C.[3] Các loại đường trong quả ổi gồm 58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic.[3]

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (healthaliciousness.com[7]):

Quả ổi, giống Apple Guava, tính theo 100 g phần ăn được
Năng lượng36-50 cal
Hàm lượng nước77-86 g
Xơ tiêu hóa2,8-5,5 g
Protein0,9-1,0 g
Chất béo0,1-0,5 g
Tro0,43-0,7 g
Carbohydrat9,5-10 g
Canxi9,1–17 mg
Phospho17,8–30 mg
Sắt0,30-0,70 mg
Carotene (Vitamin A)200-400 I.U
Axit ascorbic (Vitamin C)200–400 mg
Thiamin (Vitamin B1)0,046 mg
Riboflavin (Vitamin B2)0,03-0.04 mg
Niacin (Vitamin B3)0,6-1,068 mg

Trong lá ổi có chứa 10 phần trăm tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3% tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, ngoài ra có aromadendrene, β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene và Sel-11-en-4a-ol và eugenol), và cũng có thể có tecpen (axit oleanolic, axit ursolic).[8] Vỏ cây chứa 25-30% tanin.[9]